Thẻ tín dụng (Credit Card) là thẻ chi tiêu trước trả tiền sau, do ngân hàng phát hành. Ngân hàng sẽ cấp một số tiền chi tiêu nhất định cho chủ thẻ tùy thuộc vào tài chính và lịch sử tín dụng của khách hàng. Sở hữu thẻ tín dụng giúp bạn giải quyết vấn đề phải mang nhiều tiền mặt mọi lúc mọi nơi. Cùng LamTuan tìm hiểu thẻ tín dụng là gì, chức năng và lợi ích của thẻ tín dụng qua bài viết sau.
Mục Lục
Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng (còn gọi là Credit Card) là một loại thẻ ngân hàng mà người sở hữu có thể dùng để thanh toán, đặc biệt không trong thẻ không cần phải có sẵn tiền mà vẫn dùng được. Hiểu theo cách khác, bạn sẽ “mượn” tiền của ngân hàng để sử dụng trước và thanh toán lại sau vào cuối kỳ hạn.
Dựa trên hồ sơ mở thẻ và mức độ uy tín của bạn (dựa trên thông tin CIC) mà ngân hàng sẽ cấp hạn mức thẻ tín dụng (số tiền trong thẻ) ở những giá trị khác nhau. Thẻ tín dụng được làm bằng chất liệu nhựa polyme với hình dạng và kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810. Tùy vào ngân hàng phát hành mà thẻ sẽ có màu sắc cùng thiết kế riêng biệt. Trên thẻ thường có các thông tin:
- Tên tổ chức phát hành thẻ
- Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ
- Tên chủ thẻ
- Số thẻ tín dụng
- Thời gian hiệu lực của thẻ
- Số CVV
…
Thẻ tín dụng có 2 loại:
- Thẻ tín dụng nội địa: Đây là loại thẻ chỉ sử dụng thanh toán trong nước
- Thẻ tín dụng quốc tế: Đây là loại thẻ có thể thanh toán trong nước và quốc tế
Ngoài ra còn có thẻ chính và thẻ phụ:
- Thẻ tín dụng chính: Với thẻ này, bạn cần phải chứng minh thu nhập và mang tên chủ thẻ. Cho phép người dùng “mượn”tiền từ ngân hàng với hạn mức tín dụng đã được cấp để thực hiện các thanh toán.
- Thẻ tín dụng phụ: Thẻ phụ này được phát hành sau khi bạn đã được cấp thẻ chính. Mục đích là mở rộng số lượng người được sử dụng hạn mức tín dụng, thay vì chỉ có bạn sử dụng thì sẽ có thêm người thân của bạn được dùng. Người được đăng ký sử dụng thẻ phụ không cần phải chứng minh tài chứng. Tuy nhiên, thẻ phụ sẽ chịu chi phối bởi thẻ tín dụng chính.
Khi được ngân hàng chấp thuận mở thẻ tín dụng, bạn sẽ thực hiện việc thanh toán trực tuyến dễ dàng và thuận lợi. Bạn hoàn toàn có thể chỉ cần ngồi ở nhà thanh toán hóa đơn, đặt vé máy bay,… Hay bạn có thể mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị mà không cần mang theo tiền mặt.
Xem thêm: Mở Thẻ Tín Dụng – Những Điều Cần Biết Trước Khi Sở Hữu Lần Đầu
Ngân hàng phát hành thẻ và ngân hàng thanh toán có phải là một?
- Ngân hàng phát hành thẻ: Là tổ chức đã được hiệp hội thẻ cấp giấy phép để phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng. Với loại hình tổ chức này phụ trách các công việc về xử lý đơn đăng ký, thiết lập hạn mức tín dụng, và thiết kế và in thẻ, kiểm soát các khoản giao dịch thanh toán và đảm bảo an toàn cho loại thẻ này, thanh toán bù trừ với bên ngân hàng thanh toán và khách hàng, giải đáp thắc mắc khách hàng, thu khoản hồi nợ…
- Ngân hàng thanh toán: Đóng vai trò tìm kiếm, khách hàng có thể sàng lọc và chấp nhận các cửa hàng tham gia vào chương trình khi sử dụng thẻ của mình. Ngân hàng thanh toán cũng phụ trách trong việc lắp đặt máy chấp nhận thẻ (POS).
Một công việc quan trọng khác mà ngân hàng thanh toán cần phải làm là xử lý các giao dịch thẻ, gửi chi tiết các giao dịch và nhận tiền từ ngân hàng phát hành. Với hai loại hình công việc này hoàn toàn độc lập, mặc dù đôi khi, một ngân hàng có thể vừa phát hành thẻ, vừa giữ vai trò thanh toán với các tổ chức phát hành thẻ khác.
Hai tổ chức thẻ tín dụng nổi tiếng nhất hiện nay là Mastercard và Visa.
Thẻ tín dụng hay còn được gọi là thẻ Visa?
Nhiều người vẫn luôn có suy nghĩ chung như vậy. Nhưng sự thật, loại thẻ này chỉ có thể là thẻ Visa hay thẻ MasterCard hoặc American Express hay UnionPay… đó là những tổ chức chưa quen thuộc với người Việt.
Đây cũng là những tổ chức dịch vụ thanh toán quốc tế. Các tổ chức tài chính trên khắp thế giới cũng gia nhập và trở thành thành viên của họ. Nếu các thành viên này đang muốn phát hành thẻ mang thương hiệu Visa, Mastercard… họ cần được cấp phép.
Bên cạnh đó, các hiệp hội đó còn mang chức năng sắp xếp những giao dịch, phân loại nợ và có, ghi nợ và ghi có tương ứng cho các tổ chức tài chính. Nếu không có hệ thống của các hiệp hội, trong việc thanh toán bù trừ cho các giao dịch trên thế giới sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Chức năng của thẻ tín dụng là gì?
Sau khi hiểu được thẻ tín dụng là gì, bạn cần nắm rõ các chức năng mà nó mang lại:
- Tính năng thanh toán: Với tính năng chi tiêu trước trả tiền sau, bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán những khoản mua sắm, những dịch vụ phải thanh toán trong và ngoài nước.
- Rút tiền mặt: Thẻ thanh toán cũng có chức năng rút tiền mặt từ ATM. Tuy nhiên, rút tiền mặt từ thẻ tín dụng sẽ bị tính phí khá cao, giao dịch này được khuyên là nên hạn chế. Tuỳ vào chính sách của ngân hàng, số tiền trong hạn mức tín dụng có thể rút cũng sẽ khác nhau.
- Trả góp: Bạn đã từng nghe rất nhiều cụm từ “trả góp với lãi suất 0% với thẻ tín dụng”. Đây là một tính năng đang được rất nhiều khách hàng quan tâm. Các cửa hàng, trang thương mại điện tử cho phép bạn sử dụng thẻ tín dụng để trả góp với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Lợi ích và bất lợi của thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng với rất nhiều tiền ích trong cuộc sống của bạn
Lợi ích
- Chi tiêu, mua sắm “thả ga”.
- Có nhiều chương trình ưu đãi lớn cho chủ thẻ. Hiện nay nhằm thúc đẩy, khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ, nhiều ngân hàng liên kết với các thương hiệu lớn nhằm tạo ra các chương trình ưu đãi lớn dành cho chủ thẻ.
- Khách hàng khi sở hữu thẻ sẽ được mua các sản phẩm, sử dụng dịch vụ ăn chơi, mua sắm với mức giá thấp hơn rất nhiều so với thông thường.
- Đem lại cảm giác yên tâm vì tiền luôn có sẵn trong ví.
- Thanh toán dễ dàng, nhanh chóng, linh hoạt cả trong và ngoài nước. Và nhiều chương trình tiện ích khi thanh toán qua thẻ khi thanh toán hóa đơn, vé máy bay…
Bất lợi
- Bị tính lãi suất khi quá hạn: Nếu quá 45 ngày miễn lãi, khách hàng sẽ bị tính lãi suất quá hạn
- Có thể bị mất tiền khi rơi/làm mất thẻ tín dụng: Vì mặt sau của thẻ có số CVV nên kẻ gian có thể sử dụng thông tin này để thanh toán trực tuyến
- Rút tiền mặt bị tính phí cao: Khách hàng sẽ bị tính phí 4% trên mỗi giao dịch rút tiền mặt

Xem thêm: Trả nợ tín dụng trước hạn có thể gây hậu quả nghiêm trọng
Cách thức hoạt động của thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng được phát hành sau khi các nhà cung cấp dịch vụ tín dụng duyệt chấp thuận tài khoản thẻ, sau đó chủ thẻ có thể sử dụng để mua sắm tại các điểm bán hàng chấp nhận thẻ.
Cách thức hoạt động như sau:
Chấp nhận thẻ
Hiện nay có rất nhiều các điểm mua sắm chấp nhận thanh toán trên thẻ như: Siêu thị, khách sạn, cửa hàng ăn… Khách hàng chỉ cần quẹt thẻ thanh toán mà không cần sử dụng tiền mặt như trước.
Xác minh thẻ
Người ta sử dụng rất nhiều hệ thống điện tử xác minh trong vòng vài giây tính hợp lệ của thẻ cũng như kiểm tra xem hạn mức tín dụng của thẻ còn đủ chi trả cho lần mua sắm đó. Việc xác minh được thực hiện bằng một đầu đọc thẻ (POS – Point of Sale) kết nối vào ngân hàng thu nhận (Acquiring Bank) của người bán hàng. Đầu đọc dữ liệu của thẻ từ dải từ tính hoặc từ bản vi mạch trên thẻ. Các loại thẻ mới sử dụng bản vi mạch thường được gọi là thẻ chip hoặc thẻ EMV.
Đối với các nhà bán hàng trực tuyến thường được sử dụng một cách thức khác để xác minh tài khoản thẻ, trong đó chủ thẻ thường phải cung cấp rất nhiều thông tin như, mã số CVV/CVC ở phía mặt sau của thẻ, địa chỉ của chủ thẻ hoặc mật khẩu định trước.
Thanh toán và nhận biên lai
Sau khi xác nhận xong, hệ thống sẽ tự động trừ tiền trên thẻ tương ứng với số tiền đã mua sắm. Hàng tháng, chủ thẻ sẽ nhận được một bảng kê trong đó thể hiện các giao dịch thực hiện bằng thẻ, các khoản phí và tổng số tiền nợ. Sau khi nhận bảng kê, chủ thẻ có quyền khiếu nại và bác bỏ một số giao dịch mà họ cho là không đúng.
Những lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng
Ký chữ ký vào mặt sau của thẻ
Hạn chế rủi ro khi có người nhặt được thẻ và muốn sử dụng giao dịch bất chính. Vì khi thanh toán, nơi chấp nhận thẻ có thể đối chiếu chữ ký ở mặt sau thẻ với chữ ký người đang sử dụng để biết rằng liệu người đó có thực sự là chủ sở hữu của chiếc thẻ này.
Lưu ý về kỳ hạn thanh toán, lãi suất trả chậm thẻ tín dụng
Các ngân hàng sẽ có quy định thời gian phải thực hiện thanh toán trả lại thường là 45 ngày. Nếu bạn thanh toán trước 45 ngày, bạn sẽ không bị tính lãi suất và các khoản phí phạt.
Lưu giữ các hóa đơn thanh toán, kiểm tra sao kê mỗi tháng
Bạn nên tập thói quen lưu giữ các hóa đơn thanh toán, để phòng trường hợp cần kiểm tra sao kê hàng tháng hay phát sinh các vấn đề liên quan đến số dư.
Làm gì khi bị mất thẻ tín dụng
Việc đâu tiên bạn cần làm khi làm mất thẻ là gọi điện ngay đến ngân hàng phát hành thẻ, thông báo về việc thẻ bị mất. Ngân hàng sẽ các nhận các thông tin cá nhân, số tài khoản, thời gian địa điểm mất cắp và thực hiện lệnh khóa tài khoản khẩn cấp. Điều này nghĩa là thẻ sẽ bị khóa và kẻ gian sẽ không sử dụng được.
Tuyệt đối không cung cấp số thẻ tín dụng cho người khác
Khi cung cấp số thẻ tín dụng cho người khác, bạn sẽ có nguy cơ bị đánh cắp thông tin và thực hiện giao dịch bất chính. Lưu ý, bạn cũng không nên cung cấp những thông tin thẻ tín dụng cho người thân, phòng rủi ro không mong muốn có thể xảy ra.
Có nên mở thẻ tín dụng
Có rất nhiều lợi ích khi sử dụng thẻ tín dụng, nếu là người biết cân đối chi tiêu quản lý tài chính rõ ràng thì đây sẽ là trợ thủ đắc lực cho người dùng. Còn với các trường hợp không có biện pháp quản lý tài chính, thì loại thẻ này sẽ là gánh nặng cho bạn khi phải trả nợ ngân hàng hàng tháng.
Với bài viết trên, bạn có thể giải quyết được câu hỏi thẻ tín dụng là gì, có nên mở thẻ tín dụng không? Nếu bạn là người biết tính toán, cân đối chi tiêu đồng thời có khả năng kế hoạch sử dụng tài chính hợp lý thì việc sử dụng thẻ tín dụng vô cùng tiện lợi và hiệu quả. Timo mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn giải đáp được các thắc mắc cũng như nhu cầu của mình.
3 bình luận về “Thẻ tín dụng để làm gì? Có nên mở thẻ tín dụng?”